Tiếng Việt | English
Tin tức & Sự kiện
LIÊN HỆ

Cty TNHH Tư Vấn Sóng Xanh

Lầu 8, Tòa nhà Loyal

Số 151 đường Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: + 84 928 251 259         

Fax: + 84 28 3936 2999

Email: info*-at-*bluewaveadvisory*-dot-*com

Website: www.bluewaveadvisory.com

TIN TỨC: Giá điện mặt trời 1 vùng: Lại ám ảnh nỗi lo quá tải

Bộ Công thương vừa chính thức có báo cáo trình Thủ tướng dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại VN.

 

Điểm nổi bật nhất tại báo cáo này là Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (ĐMT) theo phương án 1 giá điện áp dụng trên toàn quốc (gọi là 1 vùng) với ngưỡng tổng công suất bổ sung quy hoạch phát triển các dự án ĐMT mới đến năm 2023 là 6.300 MW.

Tại tờ trình của Bộ Công thương, biểu giá mua điện của các dự án ĐMT nối lưới tại điểm giao nhận điện được quy định như sau: dự án ĐMT mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua với dự án ĐMT nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Dự án ĐMT mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 cent/kWh.

 Trước đó, theo phương án 4 vùng thì giá điện đề xuất là:

Nguy cơ quá tải lưới truyền tải

Trong khi đó, ưu điểm của chính sách 1 vùng chỉ là giá đơn giản hơn (do chỉ có 1 mức giá), không cần hỗ trợ cao hơn tại các vùng có tiềm năng bức xạ thấp. Ngược lại, nhược điểm của phương án này là không khuyến khích các dự án tại khu vực miền Bắc, miền Trung để góp phần giải quyết nguy cơ thiếu điện giai đoạn đến 2023 của khu vực miền Nam. “Do tập trung nhiều dự án ĐMT tại các khu vực tiềm năng bức xạ tốt nên có nguy cơ quá tải lưới truyền tải”, báo cáo lo ngại.

Chia sẻ với Thanh Niên, ông Tô Quốc Trụ, Giám đốc Trung tâm tư vấn năng lượng (Hiệp hội Năng lượng VN), cho rằng trong khi cường độ bức xạ khu vực miền Bắc, bắc miền Trung rất thấp, mà chính sách giá lại ngang với các vùng nam Trung bộ và miền Nam thì khu vực phía bắc rất khó phát triển. Trong khi đó, giai đoạn 2026 -2030, miền Bắc được cảnh báo sẽ có xu hướng không tự cân đối được cung cầu điện (các nguồn thủy điện đã khai thác gần hết, nguồn than nội địa khó phát triển thêm) và phải nhận điện từ khu vực miền Trung thông qua lưới điện truyền tải liên miền Trung - Bắc nên rất cần khuyến khích.

Còn với các nhà đầu tư, điểm khiến họ băn khoăn nhất là giá giảm trong khi nguy cơ quá tải (do đổ xô vào khu vực bức xạ cao) vẫn tiếp tục bị cơ quan quản lý cảnh báo. Đại diện một doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm MW ĐMT lo lắng: “Một số dự án tại Ninh Thuận và Bình Thuận, do quá tải lưới nên hiện chỉ phát lên hệ thống 50 - 60% công suất khiến chỉ số tài chính dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi phải làm việc với nhà băng liên tục vì ngân hàng lo không trả được nợ. Nay nếu dự án mới giá giảm hơn 500 đồng mỗi kWh mà nếu quá tải lưới lặp lại như cơ quan chức năng khuyến cao thì rất khó để thuyết phục bên cho vay”.

Nguồn: https://thanhnien.vn