Tiếng Việt | English
Tin tức & Sự kiện
LIÊN HỆ

Cty TNHH Tư Vấn Sóng Xanh

Lầu 8, Tòa nhà Loyal

Số 151 đường Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: + 84 928 251 259         

Fax: + 84 28 3936 2999

Email: info*-at-*bluewaveadvisory*-dot-*com

Website: www.bluewaveadvisory.com

TIN TỨC: Lạm phát năm 2016 có thể chạm mức 5%

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III-2016 được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố sáng ngày 11-10.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, đồng tác giả Báo cáo này cho biết, sau quý III, tương lai kinh tế thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển, trở nên không chắc chắn. “Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục để ngỏ khả năng tăng lãi suất, và các nhà quan sát cho rằng có thể trong phiên họp tháng 12 sẽ có động thái điều chỉnh lãi suất. Nhật Bản chìm sâu hơn vào vòng xoáy giảm lãi suất, trong khi Anh và EU vẫn chưa thống nhất về cách thức tiến hành Brexit. Giá cả các mặt hàng năng lượng tiếp tục hồi phục, trong khi giá một số mặt hàng lương thực đảo chiều, có khuynh hướng giảm, do được mùa”, ông Thành phát biểu.

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III-2016 được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách công bố ngày 11-10

Vẫn theo Báo cáo, trong nước, tăng trưởng kinh tế quý III phục hồi nhờ những tín hiệu tích cực từ công nghiệp chế biến chế tạo, tình hình hoạt động doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi cả về lượng và giá trị...

Đáng lưu ý, trong quý III, lạm phát đã tăng dưới sức ép từ điều chỉnh giá một số dịch vụ cơ bản và lạm phát cuối năm hoàn toàn có khả năng chạm mục tiêu 5% mà Quốc hội đã đề ra. Lạm phát trong nước tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm là điều không thể tránh khỏi khi giá dịch vụ y tế vừa được điều chỉnh tại 16 tỉnh thành trên cả nước trong quý III. Trong khi đó, cung tiền vẫn đang được điều chỉnh tăng nhanh hơn so với cùng kỳ năm 2015. Giá dầu thô và một số mặt hàng năng lượng khác có thể tăng trong những tháng cuối năm sau khi khối các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

Đồng thời, dù có xu hướng giảm trong quý vừa qua, nhưng giá hàng hóa cơ bản thế giới “vẫn là một ẩn số trong thời gian tới”. Nếu điều này xảy ra thì cũng sẽ tạo sức ép không nhỏ lên mặt bằng giá trong nước.

Từ nhận định này, các nhà nghiên cứu của VEPR khuyến nghị các cơ quan hoạch định chính sách thận trọng trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Đặc biệt, cần linh động trong điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong quý IV-2016 và quý I-2017.

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/