Tóm tắt:
- Kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng, do những cải cách cơ cấu diễn ra ì ạch, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
- Dự trữ ngoại hối lên mức 3 tháng nhập khẩu trong nhăm 2014, cao hơn mức 2,4 tháng ngập khẩu hồi đầu tháng 12/2013.
- Nợ công gia tăng chủ yếu do nhu cầu bù đắp thâm hụt ngân sách, phần lớn huy động từ nguồn vốn nội địa.
- Khi nói về triển vọng trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam, Word Bank cho rằng vẫn chủ yếu mang tính chất tiêu cực.
Nhận định này được Ngân hàng Thế Giới – Word Bank (WB) đưa ra tại buổi họp báo cập nhật về Tình hình kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra sáng nay (ngày 13/4/2015).
Cụ thể, phần cập nhật về tình hình kinh tế của Việt Nam bản báo cáo này đã nhấn mạnh: Đã có những dấu hiệu tích cực cho thấy sự khởi sắc trong hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Tăng trưởng GDP đạt 7% trong quý IV/2014, góp phần đưa tỷ lệ tăng trưởng cả năm lên mức 6% - tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 2011.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng một lần nữa cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng, do những cải cách cơ cấu diễn ra ì ạch, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
Cũng theo Báo cáo của Word Bank, xuất khẩu của Việt Nam tăng vững chắc, dòng vốn FDI và kiều hối được duy trì và nhập khẩu yếu đã giúp cải thiện cán cân thanh toán vãng lai, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối lên mức 3 tháng nhập khẩu trong nhăm 2014, cao hơn mức 2,4 tháng ngập khẩu hồi đầu tháng 12/2013.
“Những diễn biến tích cực này đã góp phần cải thiện xếp hạng tín dụng quốc gia và giúp Việt Nam phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế với các điều kiện thuận lợi.
Nợ công gia tăng trở thành một mối quan ngại đối với Chính phủ
Theo Word Bank, nợ công gia tăng chủ yếu do nhu cầu bù đắp thâm hụt ngân sách, phần lớn huy động từ nguồn vốn nội địa.
“Tổng dư nợ công và nợ được bảo lãnh công là 61% GDP tính đến cuối năm 2014, trong đó nợ nước ngoài đã tăng từ 23% GDP năm 2010 lên mức 32% năm 2014. Các nghĩa vụ nợ dự phòng trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước đang gia tăng áp lực đối với sự bền vững của nợ công”.
Bên cạnh đó, thâm hụt tài khóa tăng từ 1,1% GDP trong năm 2011 lên mức bình quân 5,9% trong giai đoạn 2011 – 2014, phản ánh chính sách tài khóa nghịch chu kỳ. Đồng thời, biện pháp kích thích tài khóa được thể hiện ở cả sự sụt giảm thu ngân sách lẫn tăng chi thường xuyên.
Mặc dù đã có những khởi động ban đầu nhưng công cuộc đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn diễn ra chậm chạp so với các chỉ tiêu kế hoạch.
Cụ thể, con số 148 DNNN đã được công bố cổ phần hóa trong năm 2014 – gấp đôi con số của năm 2013, nhưng vẫn thấp hơn chỉ tiêu cổ phần hóa 200 DNNN trong năm 2014.
Tổ chức này cho rằng, nếu chỉ cổ phần hóa các DNNN sẽ là chưa đủ, mà những cải cách phải tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và mức độ cạnh tranh trong khu vực doanh nghiệp, với những biện pháp có trọng tâm nhằm củng cố quản trị doanh nghiệp và thực thi hợp đồng cũng như giảm các rào cản gia nhập thị trường.
“Phải có sự chú trọng đặc biệt đến việc thúc đẩy một sân chơi bình đằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh” - Word Bank nhấn mạnh.
Triển vọng trung hạn vẫn chủ yếu mang tính chất tiêu cực
Word Bank đã nhận định như vậy khi nói về triển vọng trung hạn vĩ mô của Việt Nam. Các dẫn chứng cụ thể được tổ chức này đưa ra, bao gồm:
Thứ nhất, sự suy yếu của giá cả, mặt hàng gạo và các nông sản khác trên toàn cầu sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập và tiêu dùng của cá hộ gia đình nông thôn, làm nới rộng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Thứ hai, việc giá dầu giảm cũng có thể làm gia tăng áp lực đối với thu ngân sách.
Thứ ba, đầu tư tư nhân trong nước vẫn còn dè dặt bởi niềm tin của doanh nghiệp còn thấp. Ở phương diện kinh tế đối ngoại, tăng trưởng toàn cầu vẫn diễn ra ì ạch và còn nhiều bất trắc. Điều này tạo ra những rủi ro đối với xuất khẩu và dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam.
Ở khía cạnh thuận lợi, theo Word Bank các Hiệp định thương mại đang đàm phán có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra những thị trường bên ngoài rộng lớn hơn và giàu có hơn.
Nhưng khu vực kinh tế trong nước cũng cần có những cải cách như: Củng cố tài khóa trung hạn, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và những nỗ lực đổi mới khu vực ngân hàng và DNNN với những quyết tâm cao hơn, rõ ràng hơn, Chính phủ cần phát đi những tín hiệu quan trọng đến các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, đặt nền móng cho tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Khánh Nhi - Theo Trí thức trẻ
Nguồn: http://cafef.vn