Tiếng Việt | English
Tin tức & Sự kiện
LIÊN HỆ

Cty TNHH Tư Vấn Sóng Xanh

Lầu 8, Tòa nhà Loyal

Số 151 đường Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: + 84 928 251 259         

Fax: + 84 28 3936 2999

Email: info*-at-*bluewaveadvisory*-dot-*com

Website: www.bluewaveadvisory.com

TIN TỨC: Quan hệ EU - Việt Nam: Đôi bên đều có lợi

Mối quan hệ giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu (EU) đang có những dấu hiệu khởi sắc mới. 

Cuối tháng 8 vừa qua, ông José Barroso, Chủ tịch EU, đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam và nhất trí sẽ tăng cường phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác giữa 2 bên trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, vòng đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU cũng đang những bước đi cuối cùng và được kỳ vọng sẽ kết thúc đàm phán trước tháng 10.2014.

Nhân dịp này, NCĐT đã có buổi trao đổi với Đại sứ Cộng đồng châu Âu tại Việt Nam, Tiến sĩ Franz Jessen, về tiềm năng của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới.

Ông đánh giá như thế nào về tác động của FTA đối với giao lưu thương mại giữa EU và Việt Nam?

3 năm qua đã chứng kiến giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng với tốc độ 20%/năm, một con số rất cao. Kết quả này thật sự là điều rất ấn tượng và chỉ ra một điều rằng, EU thật sự là một thị trường lớn hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Châu Âu năm ngoái cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Những số con số thống kê cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vào EU rất mạnh, đặc biệt là về các sản phẩm thâm dụng lao động. Thuế nhập khẩu vào EU hiện nằm ở khoảng 9-10%, tùy thuộc vào từng sản phẩm. Và bạn có thể mường tượng nếu khoản thuế này giảm xuống còn 0% thì sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.

Trong chiều ngược lại, hiện thuế nhập khẩu vào Việt Nam cao hơn một chút, khoảng 13%. Nếu thuế xuất này cũng giảm xuống còn 0% thì cũng tạo ra cú hích cho xuất khẩu từ EU vào Việt Nam. Và điều đó có nghĩa là giá trị thương mại 2 chiều sẽ tăng lên đáng kể.

Thế còn các rào cản kỹ thuật mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt?

Vâng, các rào cản kỹ thuật thật sự là vấn đề quan trọng. Hiện cả 2 phía đang làm việc rất tích cực về vấn đề này. Trên quan điểm của EU, chúng tôi cố gắng giải thích cho Việt Nam một cách rõ ràng những suy nghĩ của chúng tôi về các điều luật và quan điểm về vấn đề này.

Ý tưởng ở đây là, khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào EU, họ nên quan tâm đến điều gì? Người tiêu dùng châu Âu rất khó tính, điều đó có nghĩa là các yêu cầu chất lượng ở EU thông thường cao hơn so với Việt Nam. Điều cốt lõi là các doanh nghiệp Việt Nam nên hiểu những gì mà người tiêu dùng khó tính thuộc tầng lớp trung lưu ở EU kỳ vọng, hơn là có gắng tuyên bố tất cả các sản phẩm của mình đã đáp ứng chất lượng của Việt Nam.

Điều tương tự cũng xảy ra ở Việt Nam. Khi đời sống cao hơn, bạn sẽ thấy mọi người quan tâm đến chất lượng thực phẩm nhiều hơn.

Liệu EU có chương trình nào giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe?

Chúng tôi đã tổ chức những buổi thuyết trình để giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ vấn đề hơn. Ngoài ra, EU đang có dự án hỗ trợ thương mại với Việt Nam trị giá 20 triệu EUR trong 5 năm, bao gồm cả giải thích về những điều luật của EU.

Tổng cộng vốn hỗ trợ cho Việt Nam là 300 triệu euro trong 7 năm qua; và có thể lên đến 400 triệu euro trong 7 năm tới. Điều này có nghĩa là trong bối cảnh các nhà tài trợ khác đang giảm dần hoặc rút khỏi các khoản viện trợ cho Việt Nam, thì EU trên thực tế lại thúc đẩy thêm vốn viện trợ, tăng đến 30% so với giai đoạn trước.

Ông đánh giá thế nào về sự phát triển trong mối quan hệ giữa EU và Việt Nam trong thời quan qua?

Chúng tôi đang chuẩn bị kỷ niệm 20 năm mối quan hệ giữa EU và Việt Nam vào năm tới. Đây là thời điểm để nhìn lại những gì đã đạt được trong 20 năm qua và cách nào để tiếp tục cùng phá triển. Nếu nhìn lại sẽ thấy rất ấn tượng.

Giữa những năm 90, thương mại của Việt Nam vào châu Âu rất nhỏ, gần như không tồn tại. Về phía châu Âu, lúc đó EU cũng không quan tâm đặc biệt đến Việt Nam bởi thị trường khi đó còn quá nhỏ. Nhưng sau đó giao thương đã bùng nổ và đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, đánh dấu một mối quan hệ mới đầy sinh động giữa 2 khu vực. Sau đó, chúng ta lại tập trung vào mối quan hệ chính trị, đây là điều mới. Hiện EU và Việt Nam có mối quan hệ trên 3 chân kiềng: hỗ trợ phát triển, thương mại và chính trị.

Hiện EU đang tăng cường các mối quan hệ đối ngoại. Theo đánh giá của EU, với quy mô cỡ vừa, Việt Nam khá giống với nhiều quốc gia châu Âu. Thậm chí, về dân số, Việt Nam còn lớn hơn quốc gia có dân số đông nhất trong EU. Do đó, chúng tôi có mối quan tâm nghiêm túc về việc đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam dựa trên những luật lệ quốc tế.

Châu Âu có thế mạnh về dịch vụ, một khi FTA được ký kết thì lĩnh vực nào sẽ được EU đẩy mạnh phát triển ở Việt Nam?

Nhìn chung, một số lĩnh vực mà EU có thế mạnh là về tài chính như ngân hàng, bảo hiểm... Ngoài ra, còn nhiều những lĩnh vực khác mà 2 bên đang đàm phán.

Hiện các quốc gia châu Âu đang tìm kiếm các cơ hội để xuất khẩu vào Việt Nam. Ngoài ra, một số các doanh nghiệp EU tại Việt Nam như các công ty dệt may, cũng giống như các doanh nghiệp Việt Nam, đang tìm kiếm cơ hội để có thể thúc đẩy xuất khẩu trở lại vào thị trường châu Âu. Tôi lạc quan về tiến trình đàm phán FTA giữa 2 bên. Tình hình rất tốt và vòng đàm phán thứ 9 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ 22.9.2014.

Tác giả: Sơn Thanh

Nguồn: http://nhipcaudautu.vn/