Bất chấp dịch bùng phát mạnh, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm của TP HCM vẫn tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước.
Thông tin trên vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố. Trong đó, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,48%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,58%, khu vực thương mại dịch vụ tăng 5,86%.
Mức tăng trưởng kỳ này cao hơn nhiều so với mức ước tính tăng 1,02% của 6 tháng năm 2020. Nhưng đây vẫn là mức tăng trưởng thấp thứ nhì của TP HCM trong 10 năm qua.
Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 0,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,2%, khu vực thương mại dịch vụ chiếm 63,6%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 13,6%. Cơ cấu kinh tế TP HCM tiếp tục chuyển dịch theo hướng, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ.
Trong đó, ngành công nghiệp đóng góp 0,8% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, có mức tăng 4,16% so với cùng kỳ. Theo đại diện Cục Thống kê TP HCM, điều này chứng tỏ ngành công nghiệp có dấu hiệu hồi phục. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm ước tính tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng nhiều nhất.
Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, ngành điện tử và cơ khí tăng trưởng tốt nhất với hai chữ số, tiếp theo là ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống và ngành hóa dược. Ngành sản xuất hàng điện tử tăng khá do các doanh nghiệp thường xuyên ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại. Các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao như chất bán dẫn, vi mạch, bo mạch điện tử, linh kiện điện thoại... có thị trường tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sử dụng nhiều sản phẩm công nghệ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội cũng giúp ngành này tăng trưởng tốt.
Công nhân của một doanh nghiệp ở quận Tân Bình, TP HCM đang làm việc. Ảnh: Nguyệt Nhi.
Khu vực thương mại dịch vụ có mức tăng 5,86%. Ba ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn trong khu vực thương mại dịch vụ gồm thương nghiệp; vận tải kho bãi; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, có mức tăng trưởng khá.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng ước tính đạt 541.685 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa đóng góp nhiều nhất, chiếm 56% tổng mức thu. Các ngành có sức ảnh hưởng còn lại gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn này ước đạt 20.344 triệu USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cục thuế TP HCM ghi nhận 5 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu tỷ USD, lần lượt là máy vi tính - sản phẩm điện tử - linh kiện, hàng dệt may, máy móc thiết bị - dụng cụ - phụ tùng và nhóm hàng giày dép.
Ở chiều ngược lại, TP HCM nhập khẩu khoảng 24.877,7 triệu USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ. 5 nhóm hàng nhập khẩu trị giá tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao là máy vi tính - sản phẩm điện tử - linh kiện, máy móc - thiết bị - dụng cụ - phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại.
Trong giai đoạn này, TP HCM tiếp tục nhập siêu 4,53 tỷ USD. Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản vẫn là bạn hàng lớn của thành phố.
Tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 vào giữa tháng 6, TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển TP HCM, cho rằng kinh tế thành phố năm nay tăng trưởng 4,9%, 5,53% hoặc 6,37%. Ba con số trên tùy thuộc vào kết quả khống chế Covid-19 và chiến dịch tiêm chủng trong thời gian tới.
Thông tin trên vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố. Trong đó, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,48%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,58%, khu vực thương mại dịch vụ tăng 5,86%.
Mức tăng trưởng kỳ này cao hơn nhiều so với mức ước tính tăng 1,02% của 6 tháng năm 2020. Nhưng đây vẫn là mức tăng trưởng thấp thứ nhì của TP HCM trong 10 năm qua.
Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 0,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,2%, khu vực thương mại dịch vụ chiếm 63,6%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 13,6%. Cơ cấu kinh tế TP HCM tiếp tục chuyển dịch theo hướng, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ.
Trong đó, ngành công nghiệp đóng góp 0,8% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, có mức tăng 4,16% so với cùng kỳ. Theo đại diện Cục Thống kê TP HCM, điều này chứng tỏ ngành công nghiệp có dấu hiệu hồi phục. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm ước tính tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng nhiều nhất.
Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, ngành điện tử và cơ khí tăng trưởng tốt nhất với hai chữ số, tiếp theo là ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống và ngành hóa dược. Ngành sản xuất hàng điện tử tăng khá do các doanh nghiệp thường xuyên ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại. Các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao như chất bán dẫn, vi mạch, bo mạch điện tử, linh kiện điện thoại... có thị trường tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sử dụng nhiều sản phẩm công nghệ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội cũng giúp ngành này tăng trưởng tốt.
Công nhân của một doanh nghiệp ở quận Tân Bình, TP HCM đang làm việc. Ảnh: Nguyệt Nhi.
Khu vực thương mại dịch vụ có mức tăng 5,86%. Ba ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn trong khu vực thương mại dịch vụ gồm thương nghiệp; vận tải kho bãi; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, có mức tăng trưởng khá.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng ước tính đạt 541.685 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa đóng góp nhiều nhất, chiếm 56% tổng mức thu. Các ngành có sức ảnh hưởng còn lại gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn này ước đạt 20.344 triệu USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cục thuế TP HCM ghi nhận 5 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu tỷ USD, lần lượt là máy vi tính - sản phẩm điện tử - linh kiện, hàng dệt may, máy móc thiết bị - dụng cụ - phụ tùng và nhóm hàng giày dép.
Ở chiều ngược lại, TP HCM nhập khẩu khoảng 24.877,7 triệu USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ. 5 nhóm hàng nhập khẩu trị giá tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao là máy vi tính - sản phẩm điện tử - linh kiện, máy móc - thiết bị - dụng cụ - phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại.
Trong giai đoạn này, TP HCM tiếp tục nhập siêu 4,53 tỷ USD. Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản vẫn là bạn hàng lớn của thành phố.
Tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 vào giữa tháng 6, TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển TP HCM, cho rằng kinh tế thành phố năm nay tăng trưởng 4,9%, 5,53% hoặc 6,37%. Ba con số trên tùy thuộc vào kết quả khống chế Covid-19 và chiến dịch tiêm chủng trong thời gian tới.
Tấn Đạt
Nguồn: https://vnexpress.net/